Kinh tế Việt Nam 2020 – Năm đại dịch nhiều trái ngọt

Kinh tế Việt Nam 2020 – Năm đại dịch nhiều trái ngọt
Kinh tế việt nam 2020

Đại dịch COVID-19 tác động rất xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng tích cực trong khi kinh tế toàn cầu lao dốc. Những gam màu sáng trong kinh tế nông nghiệp và kinh tế đối ngoại là thông tin đáng chú ý trên các báo ra trong tuần qua. Cùng CRA đi xem những trái ngọt mà kinh tế Việt Nam đạt được là gì nhé.
Trong gai góc nhưng thu được trái ngọt

Trong gai góc nhưng thu được trái ngọt

Bệnh dịch, thiên tai hoành hành khiến Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm nay thấp nhất trong nhiều năm qua, nhưng càng gai góc – càng thu nhiều trái ngọt. Trái ngọt như khẳng định của tờ Thời báo tài chính đó là Việt Nam đạt mức tăng trưởng tích cực nhất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang lao dốc. Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có tăng trưởng kinh tế dương; ở khu vực Đông Nam Á, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Hiện, nông sản Việt Nam đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó một số mặt hàng chiếm thị phần khá lớn trên thị trường thế giới như; gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, tôm, cá tra… Tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp cả năm ước đạt khoảng 2,6% (cao hơn mức 2,01% của năm 2019).

Việt Nam và những cuộc đua vào tốp đầu thế giới: Kỳ tích gạo

Gạo xuất khẩu
Gạo xuất khẩu

Việt nam trải qua một năm với thiên tai hoành hành và dịch bệnh dữ dằn nhất trong lịch sử 100 năm qua. Nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Dự kiến trong năm nay, xuất khẩu gạo sẽ vượt mốc 6,6 triệu tấn, vượt qua Thái Lan. Gạo xuất khẩu được giá, thu nhập của nông dân trồng lúa được cải thiện.

EVFTA mang đến cho Việt Nam một lợi thế đặc biệt

Cùng với hạt gạo, cá tra và tôm cũng đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu. Tháng 8 là tháng đầu tiên khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực. Xuất khẩu thủy sản sang châu Âu chỉ tăng 1%, nhưng đến tháng 10 tăng 20%, tháng 11 tăng 30% và dự kiến tháng 12 tăng 15%. Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu đã tăng lên đáng kể cũng cho thấy một thực tế là Việt Nam đã tận dụng khá tốt các cơ hội do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU mang lại.

Kỳ tích FDI và vị thế trong 12 quốc gia thành công nhất thế giới

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID19. Việt Nam vẫn thu hút được 23,5 tỷ USD vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI), tính đến thời điểm cuối tháng 10 năm nay.

Công ty Inventec chuyên lắp ráp tai nghe AirPods đang chuẩn bị xây nhà máy tại Việt Nam. Sớm hơn Inventec, Foxconn – một nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất của thế giới, chuyên sản xuất iPhone, iPad – cũng đã kịp xây dựng nhà máy tại Việt Nam và Ấn Độ.

Các nhà đầu tư châu Âu cũng đang nhìn Việt Nam như một trung tâm sản xuất của khu vực; một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Bằng chứng là các nhà đầu tư châu Âu đã đăng ký trên 1,4 tỷ USD, một con số khá khả quan trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

EKVFTA khởi đầu lộ trình mới

Mới đây, việc Việt Nam và Anh vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Vương quốc Anh – Việt Nam (UKVFTA) và hướng tới ký kết hiệp định này; các tờ báo chuyên viết về kinh tế cho rằng, đây cũng là một tín hiệu lạc quan.

Trong bối cảnh Anh rời EU (Brexit), các ưu đãi mang lại từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ không được áp dụng tại Anh thì kết quả đàm phán giữa hai nước sẽ tránh được gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả của Brexit.

Đây là thời của tư duy, thiết kế và xây dựng lại

Xưởng sản xuất đang hoạt động
Xưởng sản xuất đang hoạt động

Việc Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định Thương mại mang tầm chiến lược như; CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Gần đây là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và dự kiến sắp tới sẽ là Hiệp định Thương mại tự do Vương quốc Anh – Việt Nam (UKVFTA) có nghĩa là Việt Nam gần như đã hợp tác với tất cả các đối tác trên toàn cầu.

Tiến trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Việt Nam là đối tác tin cậy của rất nhiều nước lớn. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội; thể chế vẫn được xác định là một đột phá chiến lược trong những năm tới. Khác với những năm trước đây; trọng tâm của của đổi mới thể chế là cải cách thủ tục hành chín cải thiện môi trường kinh doanh. Trọng tâm đột phá tới đây là đổi mới thể chế phân bổ nguồn lực.

Kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô

Việt Nam đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Chính phủ đã cam kết sẽ “tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất”, minh bạch và thuận lợi. Với việc vaccine COVID-19 bắt đầu được sử dụng tại một số nước; kỳ vọng đại dịch sẽ sớm được kiểm soát, mở đường cho thương mại toàn cầu phục hồi. Với một góc nhìn lạc quan, một số tổ chức dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, thậm chí có thể tăng trưởng cao trong năm 2021.

Cho dù dịch bệnh, thiên tai nhưng kinh tế Việt Nam vẫn thu được kết quả đáng kể. Một phần nhờ vào sự nỗ lực của các cá nhân tổ chức và các chính sách hỗ trợ của chính phủ; tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển.

Theo: vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *