Nguồn gốc và văn hóa dùng đũa ở các nước châu Á

Nguồn gốc và văn hóa dùng đũa ở các nước châu Á

Ở nhiều quốc gia châu Á, đũa là vật dụng hết sức quen thuộc, đã có từ rất lâu và đã trở thành một nét văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa dùng đũa của mỗi nơi lại rất khác nhau, từ cách sử dụng đôi đũa đến quan niệm, ý nghĩa.

Nguồn gốc của đôi đũa

Đũa là một vật dụng quan trọng và quen thuộc đối với người Á Đông và đã trở thành một nét văn hóa của người Á châu. Cùng với lịch âm, nến, giấy, mực … Đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Cách đây 3000 năm (thời Ân Thương), con người đã biết dùng đũa thay cho việc bốc tay.

nguồn gốc đôi đũa

Ban đầu, đũa chưa được gọi là đũa, mà là “trợ” hoặc “giáp”. Vào thế kỷ 6 và 7 TCN, đũa còn được gọi là “cân”. Sau đó, tên gọi này được đổi thành “đũa”; do quan niệm của người Giang Nam ở phía Đông Trung Quốc. Kể từ đó, đôi đũa đã trở thành một nền văn minh; bộ mặt của một nền văn hóa rộng lớn bao gồm nhiều nước châu Á. Bắt đầu từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên; đũa lớn chủ yếu được sử dụng để nấu ăn. Vào khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành một đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn.

Văn hóa dùng đũa của một số nước châu Á

Việt Nam

Đối với người Việt, dùng đũa không chỉ là công cụ gắp thức ăn mà còn thể hiện sự quan tâm, sẻ chia một cách tinh tế. Hầu như khi bắt đầu bữa ăn, đặc biệt là trong các bữa tiệc; trước khi tự gắp thức ăn, họ thường gắp thức ăn bằng đũa sạch và mời mọi người xung quanh. Khi ăn, nếu muốn gắp đồ ăn cho người khác ăn thì phải đổi đầu đũa; đây là phép lịch sự tối thiểu nhất.

đôi đũa ở Việt Nam

Nhìn chung, các quy tắc sử dụng đũa ở người Việt Nam không quá nghiêm ngặt và trẻ nhỏ thường học cách sử dụng đũa khi chúng được 5-6 tuổi. Cũng giống như nhiều quốc gia châu Á khác; việc cắm thẳng đũa vào bát cơm cũng được coi là điềm gở và liên quan đến hình ảnh bát cơm cúng. Ở Việt Nam, cũng tránh gõ đũa vào nhau, gõ đũa vào bát hoặc các vật khác phát ra tiếng kêu khi ăn. Họ cho rằng điều này sẽ khiến ma đói tìm tới; và bên cạnh đó, đây cũng là một phép lịch sự được người Việt rất coi trọng.

Hàn Quốc

Cũng nhưng các nước khác, đũa có vai trò rất quan trọng trong các bữa ăn của người Hàn. Người Hàn Quốc trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên mà chỉ dùng đũa, muỗng để gắp, múc thức ăn. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay. Khi ngồi chung một bàn ăn; ai muốn gắp đồ ăn từ dĩa đựng thức ăng chung phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch, không bị dính đồ ăn hay cơm,…

Đặc biệt, những đôi đũa của người Hàn thường dẹt, đầu đũa tròn và phía trên đầu còn có khắc những chữ “phúc”, “hỷ” bằng chữ Hán hoặc những hình ảnh tượng trưng cho cát tường. Hầu như từ trong gia đình cho đến các quán ăn đều chỉ sử dụng đũa làm từ kim loại. Sở dĩ họ chuộng đũa kim loại vì vừa vệ sinh, vừa thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi ăn uống ở xứ sở kim chi thì việc cầm đũa thực sự cần có kỹ năng, hơi vất vả.

Trung Quốc

đôi đũa ở Trung Quốc

Văn hóa đùng đũa của người Trung Quốc cũng khá cởi mở, không có quá nhiều quy tắc. Đũa thường được giữ trong tay phải và việc sử dụng đũa bằng tay trái được coi là nghi thức không thích hợp ở đây. Ngoài ra, nghịch đũa được coi là một hành vi xấu; còn gắp thức ăn cho người già, trẻ em sẽ được coi là chu đáo, lịch sự. Khi đi ăn với người lớn tuổi, người Trung thường để người lớn cầm đũa trước mình; và người chủ nhà sẽ chủ động gắp thức ăn vào dĩa của khác trước.

Nhật Bản

Ở Nhật Bản, hầu như trong các bữa ăn nào họ cũng đều dùng đũa. Bởi phần lớn các món Nhật đều được cắt nhỏ kể từ khâu chuẩn bị, chế biến. Hơn nữa, người Nhật cũng thường xuyên ăn cá nên việc dùng đũa sẽ giúp họ linh hoạt hơn trong việc loại bỏ phần xương. Do đó mà họ rất coi trọng đôi đũa; bên cạnh vai trò là món đồ dùng thì nó còn có thể là tác phẩm nghệ thuật. Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng, những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ.

đôi đũa ở Nhật Bản

Cách dùng đũa của người Nhật cũng khá hay ho; khi họ cảm thấy đã no và không muốn tiếp thêm đồ ăn nữa sẽ giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” – bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn. Việc này vừa thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ vừa là một phép lịch sự. Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự; mà là thể hiện sự khen ngợi đối với tài nghệ của người đầu biết.

Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn thông tin hữu ích. Hãy đến với cra.com.vn để có thêm những thông tin hấp dẫn và độc đáo nhé!

Trích từ web: dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *