Chim cánh cụt – Linh vật đáng yêu của xứ sở lạnh nhất thế giới

Chim cánh cụt – Linh vật đáng yêu của xứ sở lạnh nhất thế giới

Stefan Christmann là một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim; tập trung vào thiên nhiên; anh vừa cho ra mắt cuốn sách ảnh kể về cuộc đời và những câu chuyện sinh tồn của loài chim cánh cụt Hoàng đế Nam Cực. Tay nhiếp ảnh gia người Đức này đã giành được Giải thưởng Nhiếp ảnh Động vật hoang dã năm 2019; do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (London, Anh) tổ chức.

Mối nhân duyên giữa Stefan và chim cánh cụt

Mùa đông năm 2012; Stefan cùng đài BBC quay một bộ phim tài liệu về chim cánh cụt hoàng đế ở vịnh Atka; Nam Cực. Từ đó anh đã “phải lòng” loài chim kỳ lạ này và cứ rình chúng suốt mùa đông. Stephen cho biết: “Tụ tập thành đám đông; là vũ khí để loài chim này chống chọi với cái lạnh và sinh tồn.” Nhiệt độ tâm điểm đám đông có thể lên tới 37 độ C.

Cách chim cánh cụt làm quen với thời tiết khắc nghiệt

Cách túm tụm lại và tạo nhiệt như một lò ấp trứng đó; chim cánh cụt hoàng đế phải học từ khi còn là chim non bé xíu. Stefan kể cảnh những con chim non tụm vào nhau; là cảnh tượng dễ thương nhất mà anh từng thấy. Mặc cho chim bố mẹ bình tĩnh và “ấp nhau” rất có tổ chức; thì những con chim non lại chỉ chúi đầu tập trung vào giữa để được ấm trước.

 

đàn chim cánh cụt

nhóm chim cánh cụt

Dù khi đàn chim cánh cụt có đang túm tụm; và bảo tồn năng lượng để chống chọi những ngày đông giá rét ở Nam Cực; vẫn có những cá thể kỳ lạ, khi lấy đủ hơi ấm, chúng rời đàn.

Loài chim chịu rét lạnh giỏi

Nói đến loài chim cánh cụt hoàng đế; chúng là những sinh vật hiếm hoi; có thể chịu đựng được vùng khí hậu khắc nghiệt nhất trái đất. Ở Nam Cực; chúng sống ngay giữa các lớp băng giá mà không có sự che chắn nào.

chim cánh chụt chơi đùa

chú chim cánh chụt cô đơn

Stefan đã dành nguyên hai mùa đông để quan sát; tìm hiểu đời sống và chụp lại những hình ảnh độc đáo này. “Chim cánh cụt sinh ra với cơ thể kỳ lạ; khó lấy thăng bằng nên chúng có cách giao phối rất hài hước. Con đực phải đứng lên lưng con cái; nhưng rất khó khăn mới đứng vững mà không trượt ngã. Bạn tưởng tượng như một người lần đầu tập trượt ván vậy”.

Một con chim cánh cụt cái đang rời khỏi đàn của nó để tiến về phía biển. Stefan cho hay; sau khi con cái đẻ trứng và chuyển lại việc chăm lo trứng cho con đực, nó có thể rời đàn. Con cái khi này rất cần ăn uống và hoạt động; để nạp lại năng lượng cho bản thân. Chim cái sẽ có những chuyến đi bộ rất dài, lạnh lẽo và cô đơn.

Cuộc sống của loài chim tại nơi lạnh nhất thế giới

Một nhóm chim cánh cụt đang vượt biển băng; để trở về nơi tụ tập lập đàn và tạo thành trì để sinh nở. Theo nhiếp ảnh gia người Đức, cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là thời gian chim cánh cụt hoàng đế từ biển trở về bờ và bắt đầu mùa sinh sản.

Chim trưởng thành và chim non được 20 – 24 tuần tuổi đang kéo nhau nhảy xuống biển từ vách băng dựng đứng. Thường loài chim này sẽ sinh nở trên biển băng nhưng do băng tan nhiều thời gian qua nên chúng dần chuyển tới sinh sản trên các tảng băng chắc chắn.

Stefan chia sẻ, trên ảnh bạn nhìn trông có vẻ ngoạn mục nhưng thực tế không nên xảy ra điều này, bởi đây là hệ quả của biến đổi khí hậu.

chim cánh cụt trên băng

Chim cánh cụt không làm tổ khi đẻ trứng mà chúng giữ trứng cẩn thận bằng hai chân, ấp bằng chính lớp lông dày ở bụng của mình. Khi ấp nó xoạy nhẹ nhàng để mọi mặt quả trứng đều ấm. Du khách nếu tới Atka khám phá đời sống loài chim cánh cụt hoàng đế vào mùa đông còn có thể chiêm ngưỡng bầu trời cực quang rực rỡ. Để tới vịnh Atka du khách có thể mua tour đi Nam Cực bằng máy bay trực thăng và du thuyền, những chuyến đi đó cần lên kế hoạch trước cả nửa năm.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Mời bạn tham khảo thêm nhiều bài viết thú vị về những gì diễn ra trên thế giới tại CRA.

Trích dẫn từ Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *