Kinh tế phục hồi – Sự trở lại của giá dầu?

Kinh tế phục hồi – Sự trở lại của giá dầu?
Sự trở lại của giá dầu?

Khi nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu khả quan kéo theo nhu cầu sử dụng dầu tăng. Giá dầu trong những tuần gần đây tăng khá mạnh và có dấu hiệu thiết lập xu hướng tăng trở lại trong dài hạn. Cùng CRA tìm hiểu bài viết để thấy được sự trở lại của giá dầu.

Giá dầu – xu hướng tăng

Giá dầu xu hướng tăng
Giá dầu xu hướng tăng

Sau khi rớt xuống mức 33,6 USD/thùng trong ngày 2/11/2020; cũng là mức thấp nhất trong gần 6 tháng qua. Giá dầu WTI của Mỹ đã tăng trong ba tuần qua, quay trở lại quanh mốc 43 USD/thùng. Đánh dấu mức tăng gần 28% từ đầu tháng 11 đến nay và đang ở mức cao nhất trong 11 tuần.

Tương tự, giá dầu Brent cũng phục hồi hơn 26%; từ mức thấp nhất trong 6 tháng ở quanh 35,7 USD/thùng vào ngày 2/11/2020; lên trở lại vùng 45 USD/thùng trong mấy ngày cuối tuần qua. Mức đỉnh gần nhất của giá dầu Brent nằm quanh 46 USD/thùng; nếu có thể bứt phá ngưỡng kháng cự này, xu hướng tăng giá sẽ rộng mở.

Kinh tế phục hồi – Giá dầu trở lại?

Việc giá dầu phục hồi mạnh mẽ từ đầu tháng 11 đến nay có lẽ đến từ diễn biến bầu cử tổng thống Mỹ. Sau đó là những tin tức tích cực về vắc xin chống SARS-CoV-2; đưa đến kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu sớm phục hồi.

Sau thông tin hãng Pfizer của Mỹ và BioNTech SE của Đức thông báo vắc xin họ phát triển và thử nghiệm đã có hiệu quả hơn 90%, ngày 18/11/2020 Pfizer một lần nữa cho biết kết quả cuối cùng từ thử nghiệm giai đoạn cuối vắc xin cho thấy hiệu quả đã tăng lên đến 95%. Trước đó vào ngày 16/11/2020; hãng Moderna cũng thông báo dữ liệu sơ bộ về vắc xin của họ cũng cho thấy có hiệu quả gần 95%.

Thỏa thuận khí hậu Paris – giảm nguồn cung dầu

Thỏa thuận khí hậu Paris - giảm nguồn cung dầu
Thỏa thuận khí hậu Paris – giảm nguồn cung dầu

Dù vậy, thách thức nguồn cung lớn nhất có thể đến từ phía Mỹ. Khi ông Biden đắc cử tổng thống đang mang đến những lo ngại về nguồn cung dầu trong giai đoạn tới. Nếu như Tổng thống Trump là người ủng hộ các ngành năng lượng truyền thống; than đá và dầu mỏ; loại bỏ các quy tắc về chống ô nhiễm và khí thải. Thì ông Biden muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Ông tuyên bố sẽ đảo ngược một số quy định của chính quyền Trump nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn tranh cử, ông Biden hứa hẹn sẽ đưa Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu Paris mà Donal Trump đã rút khỏi năm 2017. Với mục đích chấm dứt lượng khí thải carbon vào năm 2050. Ông Biden cũng muốn đầu tư 2.000 tỷ USD vào năng lượng xanh. Ông cho rằng đẩy mạnh ngành năng lượng sạch sẽ giúp tạo việc làm cho người lao động. Kế hoạch khí hậu của ông Biden còn bao gồm chương trình xây dựng nhà ở sử dụng ít năng lượng; khuyến khích mua xe điện sản xuất tại Mỹ hoặc chuyển đổi các phương tiện di chuyển của chính phủ sang xe điện.

Chính vì vậy, giới phân tích cho rằng; việc khai thác dầu đá phiến của Mỹ có thể bị hạn chế trong thời gian tới nếu ông Biden lên nắm quyền. Theo nhiều nhà kinh tế, lệnh cấm khoan dầu của ông Biden trên các vùng đất của Liên bang sẽ làm giảm 3% sản lượng dầu ở Mỹ, dẫn đến giảm nguồn cung.

Trích: doanhnhansaigon.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *