Nét văn hóa đẹp trên mâm cơm của người Việt Nam

Nét văn hóa đẹp trên mâm cơm của người Việt Nam

Đối với người Việt Nam, mỗi bữa cơm không chỉ để lấp bụng đói mà còn là thời khắc để gia đình sum vầy, chia sẻ quan tâm, thể hiện sự yêu thương với nhau. Vì vậy, trên mỗi mâm cơm người Việt đều có những quy tắc bất thành văn từ lâu; mà cho tới nay đã trở thành nét văn hóa riêng đặc sắc.

Cách bày mâm cơm

Các món ăn bày biện trên mâm cũng không hề tùy tiện mà rất có quy tắc, các đĩa thịt, rau được xếp xen kẽ sao cho đẹp mắt hài hòa, những bát nước chấm nho nhỏ bày ở giữa, để ai cũng có thể tiện gắp, chấm đồ, mà không phải với, bắt chéo tay. Không để bát cà, bát dưa, những thức ăn kém giá trị trước mặt người cao tuổi, người trên. Hai bát canh không được đặt liền nhau…

cách bày mâm cơm

Đặc biệt khi mời khách ăn cơm thì gia chủ sẽ ý tứ đặt món mặn gần phía người khách, hoặc món họ thích ăn, để họ dễ dàng gắp chọn. Hành động nhỏ này vừa thể hiện sự mến khách, cũng hàm ý khách cứ tự nhiên như người nhà.

Vị trí ngồi trong bữa ăn

vị trí ngồi khi ăn

Ông bà, cha mẹ ngồi trên, anh chị em ngồi giữa, lẫn với trẻ con – có khi ông bà hay cha mẹ chiều chuộng, cho con bé cho cháu ngồi cạnh, vợ chồng ý tứ không ngồi bên nhau, cũng như nàng dâu và con gái thì giữ chân đầu nồi xới cơm cho cả nhà.  Trẻ ngồi mâm với người lớn thì lấy đũa so cho mọi người đặt đầu đũa to hướng ra ngoài. Ðưa bát cơm vừa xới cho người vai trên thì phải đưa hai tay.

Tiếng mời cơm trước khi ăn

Người Việt có tục lệ mời cơm để thể hiện sự kính trọng với người bề trên. Người lớn nhất trong nhà thường bắt đầu bằng câu “Cả nhà ăn cơm nào”; hay trong những dịp quan trọng thì chủ nhà trang trọng tuyên bố lý do; tiếp đó các thành viên trong gia đình lần lượt mời bậc cao tuổi trước, người trẻ mời cơm người lớn, theo thứ tự lớn nhất trong nhà. Tiếng mời cơm trong bữa ăn của người người Việt không đơn thuần là những lời mời vô thức; mà mang ý nghĩa răn dạy con cháu về lòng biết ơn, kính trọng người lớn và cũng là biết trân trọng hạt thóc người nông dân làm ra. 

Quy tắc trong khi ăn

Người Việt rất coi trọng bữa cơm nên luôn tạo cảm giác thoải mái và ấm cúng trong suốt bữa ăn. Nếu bạn là một vị khách trong bữa cơm ấy thì bạn nên chú ý vài quy tắc để giữ lịch sự và đáp lại sự hiếu khách của gia chủ một cách văn hóa và tế nhị.

mâm cơm Việt

Khi ăn, không nên ngồi quá sát mâm hay quá xa mâm cơm để vừa tay gắp đồ ăn trong mâm. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói; cũng không được thổi đồ ăn nóng mà phải múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn. Bạn nên chú ý cách chấm đồ ăn; chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

Không nên chê đồ ăn

Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách; tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này tưởng chừng như đơn giản; mà lại cực kỳ có ý nghĩa trong việc giáo dục nhân cách con người. Bởi nó có thể không ngon với người này nhưng ngon với người khác; và dù gì món ăn đó cũng được làm nên từ công sức, tâm huyết của người chế biến nên chúng ta không ai có quyền phê phán hay chê bai.

mâm cơm người Việt

Văn hóa ẩm thực trong bữa cơm của người Việt thể hiện thông qua cách giao tiếp; cư xử giữa các thành viên trong gia đình. Trải qua nhiều biến động về lịch sử, kinh tế, xã hội nhưng ý nghĩa của bữa cơm gia đình vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần; và là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Hi vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn thông tin hữu ích. Hãy đến với cra.com.vn để có thêm những thông tin hấp dẫn và độc đáo nhé!

Trích từ web: dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *