Thiên văn học có thể cứu các loại động vật quí hiếm?

Thiên văn học có thể cứu các loại động vật quí hiếm?

Các nhà khoa học Anh đang sử dụng các kỹ thuật thiên văn để nghiên cứu các ngôi sao ở xa nhằm nghiên cứu các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Một nhóm các nhà khoa học đang phát triển một hệ thống tự động nhận dạng động vật. Bằng cách sử dụng camera gắn vào máy bay không người lái.

Hệ thống này có thể phát hiện động vật từ sức nóng của chúng. Mặc dù nó vẫn hiệu quả khi cây cối cản đường đi. Chi tiết của hệ thống đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thiên văn Châu Âu ở Liverpool, Anh.

Ý tưởng nhận dạng động vật bằng thân nhiệt

thân nhiệt voi
Voi dễ nhận ra hơn từ thân nhiệt của nó.

Ý tưởng này được đề xuất bởi Tiến sĩ Serge Wich. Một chuyên gia bảo tồn tại Đại học Liverpool John Moores. Và Tiến sĩ Steve Longmore, một nhà vật lý thiên văn tại trường đại học này. Tiến sĩ Wigge nói rằng hệ thống này có thể cải thiện đáng kể độ chính xác của việc giám sát các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Từ đó giúp mọi người cứu chúng.

Hiện tại, các chuyên gia bảo tồn ước tính số lượng những loài đang gặp nguy hiểm bằng cách đếm từng con. Hoặc thông qua những dấu hiệu chúng để lại. Đây là một cách làm khoa học không chính xác vì các con thú có thể sống ở những vùng mà người quan sát không tiếp cận được. Hoặc nếu các loài thú đã di cư sang khu vực khác so với thời điểm thống kê trước đó.

Tiến sĩ Wich đã phát triển một hệ thống giám sát chúng. Bằng cách dùng những chiếc camera hồng ngoại được gắn trên các drone.

Những cuộc thử nghiệm tại sở thú Chester và công viên bảo tồn thiên nhiên Knowsley. Cho thấy hệ thống này có thể phát hiện các con thú trên mặt đất từ sức nóng do chúng phát ra. Ngay cả khi bị cây cối che phủ.

Tuy nhiên, vấn đề là họ không thể lúc nào cũng nhận diện được các loài thú. Đặc biệt là khi chúng ở xa. Tiến sĩ Wich cần một hệ thống. Có thể nhận diện được những loài khác nhau từ các đặc tính riêng liên quan tới sức nóng của chúng.

Thiết bị bay không người lái (drone)

hình ảnh thân nhiệt voi
Mỗi loài có một mô hình thân nhiệt độc đáo riêng.

>> Truy cập mục Khoa học để xem thêm

Ông đã giải thích vấn đề của mình với người hàng xóm là tiến sĩ Steve Longmore trong lúc tán gẫu bên hàng rào. Tiến sĩ Steve Longmore từng là một nhà thiên văn học. Và ông nói rằng có người đã nhận diện được kích thước và tuổi tác của những vì sao ở rất xa. Bằng các đặc tính riêng liên quan tới sức nóng của chúng.

Thế là tiến sĩ Wich làm việc với nhà vật lý học thiên thể Claire Burke. Cũng đang công tác tại đại học John Moores. Phát biểu với BBC, bà cho biết do đang đảm trách công việc nhận diện các thiên hà lớn nhất trong vũ trụ từ ánh sáng mà chúng phát ra. Nên bà đã nghĩ ra những phần mềm. Nó có thể nhận diện được các loài thú khác nhau từ “mẫu” sức nóng do chúng phát ra.

Mỗi loài có những khu vực lạnh hơn và ấm hơn riêng biệt và điều đó là duy nhất, bà nói.

máy bay không người lái

Hệ thống này cũng có thể cung cấp thông tin về sức khỏe của những con thú. Nếu một con thú bị thương thì phần cơ thể đó của nó sẽ phát sáng hơn những phần còn lại. Tương tự, theo tiến sĩ Burke, những con thú bị bệnh cũng có một hồ sơ nhiệt khác.

Xem thêm tại Cra

Nguồn: tinhdauv.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *