Một số tổ chức cá nhân được vinh danh, vì có nhiều đóng góp cho bảo tồn loài hoang dã

Một số tổ chức cá nhân được vinh danh, vì có nhiều đóng góp cho bảo tồn loài hoang dã

“Có một số tổ chức cá nhân được vinh danh, vì có nhiều đóng góp cho bảo tồn loài hoang dã”. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ vinh danh tổ chức; cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn từ 2010 – 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa giao Tổng cục Môi trường chủ trì; tổ chức Chương trình Vinh danh tổ chức; cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn 2010 – 2020.

Thực trạng loài hoang dã hiện nay

Cơ quan chức năng Quảng Bình thả cá thể động vật hoang dã đã hoàn tất công tác cứu hộ về môi trường tự nhiên

>> Theo dõi nhiều thông tin hay tại chuyên mục xã hội.

Nước ta có trên 70% diện tích là đồi núi, rừng nhiệt đới. Là một trong các nước có tài nguyên rừng; có hệ động, thực vật, đa dạng sinh học cao trên thế giới. Một trong những đặc điểm về địa lý của nước ta rất đáng lưu ý; có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua bán trái phép động vật hoang dã. Đó là nước ta tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; và Biển Đông với đường biên giới.

Với bờ biển dài hàng ngàn cây số. Không phải lúc nào, chỗ nào cơ quan chức năng cũng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động mua bán trái phép động vật hoang dã. Chính vì thế, đây là điều kiện thuận lợi; cho các hoạt động buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã; và các bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng. Không những trong nội địa mà còn có các đường dây buôn bán trái pháp luật xuyên quốc gia; bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Hoạt động khai thác, săn bắt, mua bán, vận chuyển trái pháp luật động vật hoang dã; có nguồn gốc trong nước luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cao. Các đối tượng vi phạm luôn tìm các sơ hở của các cơ quan chức năng; dùng mọi thủ đoạn để vi phạm, săn bắt, mua bán trái phép động vật hoang dã.

Mục đích của chương trình

Mục đích của chương trình nhằm ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức; cá nhân trong công tác bảo tồn loài hoang dã trong. Thập niên Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc. Đồng thời tiếp tục khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, giải pháp trong lĩnh vực bảo tồn loài hoang dã để bảo vệ các loài nguy cấp khỏi sự tuyệt chủng.

Đối tượng đăng ký tham gia là các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn từ năm 2010 – 2020. Cụ thể là có công trình, đề tài, dự án nghiên cứu phát hiện mới về một hoặc nhiều loài động vật; thực vật hoang dã; đóng góp về bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế hoặc trong nước.

Một số động vật hoang dã, quý hiếm

>>Xem thêm tại CRA.

Có sáng kiến, giải pháp được áp dụng thành công trong công tác bảo tồn các loài hoang dã; được cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi áp dụng sáng kiến, giải pháp xác nhận.

“Tổ chức, cá nhân không vi phạm pháp luật và không có tranh chấp, khiếu kiện về đăng ký bản quyền. Tác giả, công trình khoa học chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền”- quy định về chương trình nêu rõ.

Lễ công bố, vinh danh sẽ được tổ chức vào Quý II năm 2021. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quyết định thành lập hội đồng và quy chế làm việc của hội đồng.

Hội đồng có trách nhiệm tổ chức xét chọn hồ sơ của các tổ chức, cá nhân và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là Chủ tịch Hội đồng; Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng.

Trích nguồn từ: dantri.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *