Ngăn xả rác góp phần cải thiện môi trường
Để góp phần ngăn chặn việc phá hủy môi trường,chúng ta phải tích cực ngăn chặn xả rác bừa bãi,nâng cao ý thức của bản thân và cộng đồng.
Ông Nguyễn Minh Nhựt, phó Ban đô thị HĐND TP.HCM, trao đổi về cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” theo chỉ thị 19 của Thành ủy.Ông Nhựt cho rằng việc lan tỏa lối sống xanh đến các bạn trẻ là một trong những hoạt động hay và ý nghĩa được Thành Đoàn TP.HCM tổ chức.Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng còn nhiều hạn chế cần phải thay đổi.
Tích cực và hạn chế cần khắc phục
Qua hai năm thực hiện, thành phố có nhiều chương trình, kế hoạch và giải pháp bảo vệ môi trường đạt nhiều kết quả khích lệ;góp phần giải quyết được nhiều vấn đề vệ sinh môi trường.Tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch cũng có nhiều thay đổi tích cực, góp phần cải thiện môi trường sống cho người dân; nâng cao mỹ quan đô thị. Các hoạt động bảo vệ môi trường được nhiều người dân quan tâm và hưởng ứng. Nhiều kế hoạch sáng tạo được triển khai thông qua nhiều hình thức; Đặc biệt là các hệ thống chính trị từ thành phố đến các quận,huyện,khu phố tạo sự thay đổi rõ rệt.
Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục.Ông Nhựt chia sẻ thêm người dân nên đặt tâm thế cùng chính quyền thực hiện thì hiệu quả.Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mọi người. Các quốc gia phát triển muốn thực hiện được công tác bảo vệ môi trường ;họ phải mất từ 30-40 năm hoặc có khi nhiều hơn nữa. Thành phố mình mới bắt đầu khoảng 5 năm gần đây; cần sự kiên trì và những chính sách đúng đắn, quyết liệt.
Sự hợp tác của các ban ngành địa phương
Sự phối hợp nhuần nhuyễn của các sở ngành và UBND các quận, huyện là yếu tố quyết định sự hiệu quả của cuộc vận động.
Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương, Sở Nội vụ là những cơ quan quan trọng ;để tham mưu cho thành phố thực hiện các công việc liên quan. Từ đó, UBND TP đã ban hành được bộ tiêu chí và quy trình công nhận khu phố, ấp, phường,xã không xả rác ra đường, kênh rạch ;để các quận huyện căn cứ vào đó mà thực hiện.
Đối với UBND quận, huyện ,tổ chức đối thoại, vận động các hộ dân ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường; không xả rác ra đường và kênh rạch. Hiện nay các quận, huyện có triển khai phần mềm trực tuyến;trong đó có tiếp nhận phản ánh của người dân về môi trường để xử lý. Ngoài ra còn một số hoạt động khác như lắp đặt trên dưới 30.000 camera ;để giám sát nhiều lĩnh vực, trong đó có giữ gìn vệ sinh môi trường; giải tỏa các điểm đen về ô nhiễm môi trường. Kế hoạch thí điểm về tập kết rác ở khu vực bán kính đi bộ khoảng 20m, 30m cũng được thí điểm ở một số địa phương…
Yếu tố quyết định để đạt hiệu quả tốt nhất
Cần thể chế hóa luật bằng nhiều cách, luật không kịp thì thông qua nghị quyết của HĐND; từ đó cụ thể hóa, xin thí điểm. Như chúng ta biết tại Singapore xả rác bị phạt 500 USD. Việc xử phạt sẽ thông qua camera nhận diện gương mặt; phạt xong đưa lên truyền thông.Ông Nhựt chia sẻ.
Về lực lượng chức năng giám sát, xử phạt, ngoài chính quyền địa phương, thành phố sẽ giao về cho đội quản lý trật tự đô thị thực hiện. Tuy nhiên hiện chưa ban hành các quy định để bổ sung chức năng, nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường vào quy chế tổ chức và hoạt động của đội quản lý trật tự đô thị, vấn đề pháp lý này cũng cần sớm được hoàn thiện…
Để xem thêm,hãy nhấp vào XÃ HỘI để cập nhật thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!!!
Hi vọng bài viết tại CRA đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hay và bổ ích.
Trích nguồn từ tuoitre.vn